Con đường giác ngộ
Ánh sáng Phật pháp - Con đường giác ngộ
Nam mô Phật - Nam mô Pháp - Nam mô Tăng - Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Đức Phật trong tâm từ và lòng kính thành của hàng tỷ người trên hành tinh này, ngài là bậc vỹ nhân cao quý nhất của nhân loại, sinh ra trong thân phận con người, có một cuộc sống bình thường như bao người bình thường đương thời khác, nhưng ngài đã trở nên phi thường, thành tựu được sự giải thoát tâm linh tối thượng.
Lời dạy về con đường đi đến sự giác ngộ của đức Thế Tôn.
Xuyên qua những nỗ lực và tinh tấn cá nhân, gương hạnh cao quý của ngài, trí tuệ và lòng từ mẫn của ngài luôn là niềm cảm hứng, động viên, khích lệ cho tất cả.
Đức vị tha hòa ái, sự thánh thiện, bao dung, một đời sống phạm hạnh, gương mẫu cùng sự giải thoát vĩnh hằng trước những ràng buộc sinh tử của kiếp người, đơn giản những điều ấy đã khiến nhân loại tôn xưng và kính ngưỡng ngài như một bậc thầy siêu việt.
Như một hình thức bày tỏ lòng tôn kính sâu sắc đối với đức Phật, trong khả năng giới hạn của mình, chúng tôi xin giới thiệu một vài trích đoạn tóm tắt, tái hiện một phần nào trong sự tu hành và lời dạy để tìm đến sự giải thoát của đức Phật trong bộ phim "Con đường giác ngộ" của chùa Hoằng Pháp thực hiện.
Dù đã cố gắng hết sức mình, chúng tôi hiểu rằng: Tự thân của bài viết này sẽ không phải là tác phẩm hoàn hảo, vì thế rất mong nhận được sự cảm thông từ phía người đọc. Nguyện cầu giáo pháp giải thoát của đức Thế Tôn mãi lan tỏa khắp cõi đời, mở ra con đường giác ngộ tối thượng cho Nhân - Thiên, để thế gian luôn được sống trong chan hòa, an vui và hạnh phúc.
Con đường giác ngộ - Đi tìm chân lý giải thoát
Đức Phật tu khổ hạnh sáu năm mà không thấy kết quả như ý muốn, ngài nói: Đã sáu năm ép xác khổ hạnh mà chưa khai ngộ được chân lý giải thoát, chắc chắn là có điều gì chưa đúng.
Ngài nghĩ đến câu nói: Nếu dây đàn căng quá thì nó sẽ đứt, còn nếu trùng quá thì không phát ra âm thanh trong trẻo. Vì vậy, nên để dây đàn ở khoảng giữa.
Ngài bắt đầu suy nghĩ rằng: Thân ta cũng giống như dây đàn, vậy là ta không nên ép xác khổ hạnh và cũng không nên quá lợi dưỡng, phải giữ ở khoảng giữa, giữ cho thân xác phải đủ khỏe để tu đạo, phải theo con đường Trung Đạo để tu hành.
Ngài quyết định chọn gốc cây Bồ Đề có sinh khí tốt tươi, rất yên tĩnh và cũng gần một ngôi làng để dễ dàng cho việc khất thực. Ngài đã từ bỏ hoàng cung để đi tìm đạo, sau khi đi tìm đạo ở nhiều nơi nhưng chưa nơi nào được thỏa mãn chân lý giải thoát, nên ngài quyết định tự đi tìm chân lý giải thoát. Ngài đã quyết định trở lại thiền định như những ngày còn ở trong hoàng cung.
Khi đức Phật ngồi thiền tại gốc cây Bồ Đề, Nhờ tinh tấn thiền định mà ngài dần dần chứng được những Thánh Quả cao hơn. Thấy vậy, Ma Vương bắt đầu xuống phá ngài bằng nhiều cách:
- Quấy nhiễu tâm thanh tịnh (đức Phật vẫn ngồi yên bất động).
- Dùng các mỹ nữ xinh đẹp (đó là dục, là nguyên nhân sinh ra khổ đau, phải tận diệt).
- Tiền bạc, quyền lực (của cải và quyền lực, cũng là nguyên nhân sinh ra khổ, cần phải tận diệt).
Khi thiền định đức Phật thấy được có năm loại ngũ ấm ma làm xoáy nhiễu trong tâm mỗi chúng ta, đó chính là: "Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức". Phải luôn ý thức rõ về chúng, vì chúng có thể biến chúng ta thành một bậc Thánh nhân hay trở thành ma quỷ.
- Khi nguyên nhân này không còn thì hậu quả này cũng không còn
- Với sự chấm dứt của nhân này thì quả này cũng chấm dứt
- Với sự chấm dứt của Vô minh thì Hành chấm dứt
- Với sự chấm dứt của Hành thì Thức chấm dứt
- Với sự chấm dứt của Thức thì Danh, Sắc chấm dứt
- Với sự chấm dứt của Danh, Sắc thì Lục căn chấm dứt
- Với sự chấm dứt của Lục căn thì Xúc chấm dứt
- Với sự chấm dứt của Xúc thì Thọ chấm dứt
- Với sự chấm dứt của Thọ thì Ái chấm dứt
- Với sự chấm dứt của Ái thì Thủ chấm dứt
- Với sự chấm dứt của Thủ thì Hữu chấm dứt
- Với sự chấm dứt của Hữu thì Sinh chấm dứt
- Với sự chấm dứt của sinh, bệnh, tử, sầu não, ta thán, đau khổ, bồn phiền và thất vọng chấm dứt thì như thế toàn thể khối đau khổ sẽ chấm dứt
Đức Phật thiền định 49 ngày dưới gốc cây Bồ Đề và đã chứng được chân lý giải thoát hoàn toàn, có trí tuệ siêu phàm vượt ra khỏi vũ trụ, ngài trở thành một đấng giác ngộ, là một đấng toàn giác, là thầy của cõi Trời - Người.
Khi đã thành tựu đạo quả viên mãn, ngài nói: Xuyên qua nhiều kiếp sống trong vòng luân hồi, lặp đi lặp lại đời sống thì quả thật là phiền muộn. Nay, ta đã tìm ra anh thợ xây căn nhà vô minh, nó đã được tạo nên bằng những thứ vật liệu ô nhiễm của ái dục là Tham - Sân - Si - Ngả mạn - Mê vọng. Cái gì ta tạo ra, ắt ta có thể tiêu diệt, đây là chân lý giải thoát Sinh - Lão - Bệnh - Tử. Ta đã phá tan đêm tối vô minh, là nguyên nhân của khổ ải.
Khi đó Phạm Thiên mới cầu xin đức Thế Tôn rằng: Bạch đức giác ngộ, cầu xin đức Phật truyền dạy giáo pháp, cầu xin đức Phật truyền bá giáo pháp.
Đức Phật trả lời: "Này hỡi Phạm Thiên! Ta cũng đang suy nghĩ điều này, giáo pháp mà ta vừa chứng ngộ, người tham ái chìm đắm trong đêm tối, bị đám mây mù tham ái bao phủ sẽ không thấy được giáo pháp, bởi vì giáo pháp đi ngược với dòng tham ái. Giáo pháp sâu kín, thâm diệu, khó nhận thức và tế nhị".
Phạm Thiên thưa với Phật rằng: Có những chúng sinh bị ít nhiều "cát bụi" dính trong mắt, nếu không nghe được giáo pháp thì sẽ phải trầm luân sa đọa, nhưng cũng có người chứng ngộ chân lý. Cầu xin đấng giác ngộ truyền bá chính pháp, cầu xin đấng toàn giác, cung thỉnh đức Thế Tôn truyền bá chính pháp.
Sau lời cầu xin của Phạm Thiên, đức Thế Tôn bắt đầu đi giáo hóa chúng sinh. Ngài đã đến gặp năm anh em ông Kiều Trần Như đầu tiên để nó về chân lý giải thoát, một chân lý nhiệm màu mà ngài vừa chứng ngộ, làm sao để thoát khỏi Sinh - Lão - Bệnh - Tử.
Ngài nói với năm anh em họ rằng ngài không hề xa hoa, không hề ngừng cố gắng và không hề quay lại đời sống lợi dưỡng. Bởi vì, ngay từ khi còn sống trong hoàng cung ngài đã cắt ái, suốt sáu năm trường cùng năm anh em họ tu khổ hạnh ép xác, nhờ tinh tấn tu tập mà ngài đã vượt lên và đi đến chứng ngộ. Ngài khuyên năm anh em họ đừng nên lầm nghĩ mà để mất đi cơ hội chứng ngộ giống như ngài.
Ngài chỉ ra rằng: Xưa nay tất cả chúng ta đã sai lầm, đã mang đến cho đời người vốn đã khổ, nay lại càng khổ thêm, đó chính là sự ép xác khổ hạnh. Ngài và họ đã từ bỏ sự lợi dưỡng, vì sự lợi dưỡng sẽ nảy sinh dục vọng, còn sự ép xác khổ hạnh sẽ làm cho thân thể đau đớn, chết mòn và theo đó thì trí tuệ cũng không được minh mẫn. Trên con đường đạo hạnh cần tránh cả hai thế cực đó vì nó không ích lợi cho việc tu đạo, không xứng với phẩm hạnh của bậc Thánh Nhân nên ngài đã chọn con đường Trung Đạo. Ngài khuyên họ nên theo ngài tu tập và từ bỏ khổ hạnh, cũng giống như họ đã từng từ bỏ sự lợi dưỡng, hãy theo con đường Trung Đạo mà tu tập.
Con đường Trung Đạo có tám nhánh, người tu sĩ phải luôn sống trong Bát Chính Đạo
- Chính kiến: Nghĩa là hiểu biết phải chân chính
- Chính tư duy: Nghĩa là suy nghĩ phải thuần trơn
- Chính ngữ: Nghĩa là lời nói phải hiền hòa, phải đúng chân lý
- Chính nghiệp: Nghĩa là hành động, ý nghĩ và lời nói không gây đau khổ, tránh thiệt hại cho người khác
- Chính mạng: Nghĩa là sống bằng việc làm, nghề nghiệp phải chân chính, không tổn hại mình và tổn hại người
- Chính tinh tấn: Nghĩa là phải siêng năng, phải theo lẽ phải
- Chính niệm: Nghĩa là phải nhớ nghĩ chân lý
- Chính định: Nghĩa là phải giữ tâm linh vắng lặng theo chính đạo
Ngài nói tất cả các khổ đau đâu phải tự nhiên hay ngẫu nhiên mà có, hay là do Thượng Đế đã an bài. Nguyên nhân của khổ đau chính là việc con người đã chất chứa, thu thập những tham ái, chấp ngã rồi phát sinh phiền não Tham - Sân - Si.
Tất cả những thứ ấy gọi là vô minh, muốn độ được vô minh để thoát khổ thì con người phải quyết tâm tận diệt sạch phiền não Tham - Sân - Si. Đó là phương pháp giác ngộ và giải thoát.
Với thực tại cuộc đời, đức Thế Tôn khai thị cho năm anh em họ biết: "Khổ - Tập - Diệt - Đạo".
- Khổ: Vì tính hay bức bách, nên cần phải biết
- Tập: Vì tính thường dễ chiêu cảm, nên cần phải trừ
- Diệt: Vì tính có thể chứng, nên cần chứng đắc
- Đạo: Vì tính có thể tu, nên cần tu tập
Ngài khuyên năm anh em họ hãy nên tích cực trong việc tu hành, noi gương của ngài để biết rõ đó là Khổ (ngài đã biết rồi), đó là Tập (ngài đã trừ xong), đó là Diệt (ngài đã chứng được), đó là Đạo (ngài đã thực hành).
Trong thực tại thì Khổ - Tập - Diệt - Đạo là bốn chân lý chắc thực nhiệm màu, vì thế mà được gọi là Tứ Diệu Đế, chỉ có Thánh trí mới thấu rõ được nên còn được gọi là Tứ Thánh Đế.
Sau khi nghe đức Phật nói về chân lý giải thoát thì năm anh em Kiều Trần Như quyết định xin theo Thế Tôn để học đạo. Tiếp theo, họ hỏi đức Phật nên xưng hô với ngài như thế nào cho phải? Đức Phật trả lời: Xưng hô thế nào thì cũng chỉ là hình tướng, là pháp đối đãi mà thôi, các pháp đều là giả tạo, ta chỉ mượn nó làm phương tiện để tổ chức tu hành, các người hãy gọi ta bằng tất cả những gì mà các người thấy ở ta, bằng sự chính Kiến và chính Tư Duy. Nếu tin ta mà không hiểu gì về ta, là các người đang phỉ báng ta.
Các pháp do duyên mà sinh, cũng do duyên mà diệt, tránh ác làm thiện là việc làm tốt cho con người và xã hội.
Trong mỗi chúng sinh đều có lòng từ, do đó con vật dù ác đến đâu cũng có thể giao cảm được với lòng từ bi của con người, nếu không có tâm ác sát hại con vật đó thì nó sẽ không cần tự vệ, hãy đến với tất cả chúng sinh bằng lòng từ bi và hòa giải.
Nóng giận sẽ làm hòa khí tiêu tan và nãy sinh chiến tranh, lửa đổ thêm dầu thì lửa sẽ cháy bạo tàn hơn. Hãy xóa tan ngọn lửa vô minh là Tham - Sân - Si được dập tắt trong lòng con người thì ngọn lửa quang minh, trí tuệ trong mỗi con người sẽ được thắp lên, ngọn lửa sẽ soi rọi, xóa tan những lầm lỗi, vô minh và con người mới thực sự được giải thoát. Chỉ có con người bằng trí tuệ chân thành mới tự giải thoát cho chính mình, chứ không do một vị thần nào cả.
Ngã: Là một ảo tưởng, thân con người do ngũ uẩn hợp thành, những người không biết thì cho đó là thân của ta, đây chính là ngã. Vì chấp ngã nên mới sinh ra phân biệt ta và người, đây là mầm mống của sự đau khổ.
Năm chất độc tăm tối như tham, dục, giận dữ, ảo tưởng và lòng ghen ghét cứ thế nảy sinh ra những chuỗi ác nghiệp vô cùng tận, người này hận thù người kia, nước này giao chiến với nước nọ, an lạc hòa bình không có ở trần gian. Con người biết sống vô ngã, vị tha, xã hội như thế sẽ lợi lạc biết bao.
Những người quy y Phật phải có lòng từ bi, tâm từ là thứ tình thương có thể đem đến sự an vui cho người khác. Tâm bi là thứ tình thương có thể làm vơi bớt những khổ đau của người, từ bi là tình thương không có điều kiện, không bắt buộc và không có sự đòi hỏi bất cứ sự đền đáp nào, người có tâm từ bi thì cuộc đời sẽ có an lạc, hạnh phúc và tươi vui.
Con người khi sinh ra không những bị Sinh - Lão - Bệnh - Tử chi phối, con người còn phải chịu biết bao điều khổ khác do mình tạo ra, vì nhận thức sai lầm nên hành động và lời nói có thể tạo ra đau khổ cho mình và cho những người xung quanh, những khổ đau vì giận dữ, hờn oán, nghi kỵ và bất mãn đều do ta thiếu sáng suốt mà sinh ra, chính vì vậy mà con người không thể thoát khỏi những khổ đau đó bằng cách cầu cứu một vị thần linh nào cả. Hãy quán chiếu tâm của mình và hoàn cảnh đưa đến những khổ đau đó, một khi hiểu được bản chất thật sự của khổ đau thì mới thoát ra được niềm đau khổ ấy.
Khi Cấp Cô Độc đang nằm ngủ thì nhớ lại khi gặp những người ngoài quán nước nói chuyện với nhau là khi gặp Phật và được nghe giảng pháp thì thấy rất an lạc, trong lòng của vị Cấp Cô Độc rất muốn gặp Phật ngay lúc này, nhưng bấy giờ đang là nửa đêm.
Cấp Cô Độc quyết định đi tìm Phật trong đêm nhưng đang đi dọc đường thì gặp rắn, thấy nguy hiểm nên định quay về thì bỗng nhiên có một tiếng nhắc nhở từ tâm thức rằng: Hàng trăm thất rượu hay trăm ngàn ngựa giỏi, hàng trăm cỗ xe, cả trăm ngàn mỹ nữ, tay đeo đầy vàng ròng, tất cả những thứ đấy không bằng một phần nhỏ, một bước đi, hãy tiến tới, hãy mạnh dạn tiến đi tới, tiếp tục đi sẽ có lợi hơn là trở về.
Cấp Cô Độc tiếp tục đi và đã gặp được Phật và hỏi rằng ngài có thấy an vui không?
Đức Phật trả lời rằng lúc nào cũng được an vui vì bên trong một vị A La Hán thì mọi thứ lửa đều được dập tắt, không còn tham đắm dục vọng, hoàn toàn mát mẻ, cắt đứt và chế ngự mọi trói buộc khổ đau và phiền não. Một vị A La Hán luôn luôn được thanh tịnh và vắng lặng vì tâm đã thành tựu, thanh tịnh và an lạc.
Mọi người dân cúng chư tăng hay đức Phật thì tạo được nhiều phước báu, nhưng kiến thiết tu viện giúp cho tỳ kheo có chỗ tu hành càng được nhiều phước báu hơn, càng nhiều phước báu hơn xây cất tu viện là quy y Tam Bảo, càng nhiều phước bau hơn quy y Tam Bảo là nghiêm trì năm giới, càng nhiều phước báu hơn nghiêm trì năm giới là hành thiện một lúc về tâm từ, và cuối cùng hơn tất cả các phước báu là phát triển là phát triển sự chứng ngộ.
Trong tịnh tu ba nghiệp Thân - Khẩu - Ý. Theo như đức Phật dạy thì Ý mới là căn bản, phải bỏ cho được những ý nghiệp vì tâm Ý phát sinh điều khiển Thân và Khẩu, tâm Ý sáng suốt thấy được các pháp một cách sáng suốt trí tuệ. Đức Phật đã nói Ý dẫn đầu các pháp, Ý là chủ tạo tác, nếu nói hay hành động với tâm niệm bất tịnh thì khổ não liền theo sau như xe theo dọc kéo. Ý dẫn đầu các pháp, Ý là chủ tạo tác, nếu nói hay hành động với tâm niệm thanh tịnh thì an lạc sẽ theo sau như bóng chẳng dời hình.
Ở đời, con người vì ái dục, mê vọng và ngã chấp mà hiếp đáp lẫn nhau, chia ra giai cấp này u tối, giai cấp kia hạ đẳng. Thật sự, con người sinh ra đều cùng dòng máu đỏ và nước mắt mặn. Ai sinh ra mà có sẵn dấu tika ở chán? Thân - Khẩu - Ý của con người tạo nghiệp xấu để cuộc sống giống như ở trong ngôi nhà lửa, những thống khổ trong đời là do chính mình tạo ra, cứ vì khư khư giữ lấy dục vọng của mình, chỉ cần tháo bỏ dục vọng và vật chất thì chúng ta mới có thể có được sự giải thoát và bình an.
Chúng ta cần tạo dựng một cuộc sống bình đẳng giữa người với người để cõi đời được an lạc, làm thềm thang tiến lên xây lên cảnh giới niết bàn tịch tịnh, vĩnh viễn được thường lạc ngã tịnh. Thế Tôn xin đền đáp công ơn của phụ Vương qua nhiều ước vọng như thế.
Thế Tôn khi gặp lại công chú Da Du Đà La, ngài nói rằng từ khi rời khỏi cung điện, rời khỏi công chúa Da Du Đà La và La Hầu La, đó không phải là ngài không yêu họ và xin công chúa hãy thông cảm. Tình yêu của Thế Tôn đối với công chúa và La Hầu La, đối với đức vua hoàng tộc và quốc gia trong cái tình yêu rộng lớn bao chùm của muôn loài.
Ngài khuyên công chúa đừng chấp nhặt riêng tư những hạnh phúc chớm nở chớm tàn của nhân gian, vì sau đó là kèm theo sự đau khổ luân hồi hết kiếp này sang kiếp khác, đã biết khổ thì phải đi tìm cách giải khổ, cái cần là chính đạo vĩnh viễn bất biến.
Sự khác biệt của thân phận tôn quý và đê tiện đều do những người cao ngạo mà sáng tạo ra, người không phải sinh ra mà tôn quý hay do sinh ra mà đê tiện, hành vi mà tạo ra tôn quý và hành vi mà tạo ra đê tiện. Biết lỗi của mình mà không thay đổi hành vi thì chính là tâm cao ngạo và tâm cao ngạo chính là căn nguyên làm nảy sinh ra sự sinh biệt, hơn nữa là tâm cao ngạo cũng đã dạy dỗ và làm phiền não chính mình. Nếu biết vứt bỏ tâm cao ngạo đi thì phiền não sẽ được loại trừ.
Phật nói rằng đây không phải là pháp do ngài nói, mà là vạn vật đều nói, đó là pháp vi diệu.
Khi sinh ra một con người là sinh ra một nỗi khổ, kiếp người trầm luôn khổ ải vì được, mất, thắng, thua. Tham - Sân - Si giày xéo thể xác và tâm hồn, biết rằng món nợ lớn nhất của con người chính là tình cảm khó dứt nhưng chúng ta hãy dũng mãnh vượt qua, khi đã hiểu được chân lý giải thoát thì mới ung dung tự tại, tài sản lớn nhất của con người là trí tuệ chân thật.
Nếu mọi người yêu quý con cái của mình thì cũng chỉ được vài chục năm, nên hãy để con cái chọn con đường rộng lớn để đi, con đường không còn luân hồi, không còn tái diễn Sinh - Lão - Bệnh - Tử, được an trú trong chính đạo là niềm hạnh phúc lớn nhất của con người.
Nên để con người sống trong chính pháp càng sớm càng tốt, để đến khi những tạp nhiễm của đời thường quá sâu dày thì việc tu đạo càng khó nên mọi người hãy hoan hỷ ủng hộ cho La Hầu La trên con đường Phật pháp.
Con quỷ của những dục vọng thế tục luôn luôn tìm cách đánh lừa tâm thức chúng sinh, nếu để con rắn độc trong phòng thì sẽ không thể nào ngủ yên, nếu chưa đuổi được con rắn độc đó ra ngoài thì hãy cắt bỏ những mối dây dàng buộc của thèm khát thế tục và dứt bỏ những mối dây đó như là đã đuổi con rắn độc đó ra khỏi phòng. Mỗi người hãy bảo vệ thật cẩn thận tâm thức của chính mình.
Nếu thấy các pháp có tướng là chấp vào tướng có, nếu thấy các pháp không tướng là chấp vào tướng không, nếu chấp vào phi tướng, cho là chẳng phải tướng, cho là không tướng thì vẫn còn chấp tướng. Giống như chiếc bè qua sông đến bờ thì phải bỏ bè, như vậy pháp còn phải bỏ, huống gì là phi pháp.
Đức Phật thường dạy rằng: Đối với những loại người hung dữ, hãy làm ngơ như không có chuyện gì xảy ra. Thầy Xá Lợi Phất nói với La Hầu La không nên vì nóng giận mà mất đi sự thanh tịnh, những người tạo ác nghiệp chẳng lành, trong tương lai họ sẽ chịu quả báo về hành vi của mình, con nên đem lòng từ bi thương xót chúng sinh và cố gắng làm nhiều việc công đức để hồi hướng cho họ thì may ra mới cứu được họ ra khỏi Sân - Si.
Những vị cư sĩ tại gia đã phát nguyện sẽ thành Phật trong tương lai phải giữ ngũ giới: Không sát sinh, không trộm cướp, không tà dâm, không, không nói dối và không uống rượu.
Nào ta cùng đi đến Himalaya lạnh giá, miền nam dãy núi đức Thích Ca ra đời, đức Phật đã giáng thế giữa nơi dương trần cứu độ chúng sinh. Nhân loại ơi, có hay chăng, nhân loại ơi, có hay chăng? Một vị giác ngộ đã ra đời, người là một đấng đại từ đại bi, người là ánh sáng chói chang trên cuộc đời. Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Đức Phật trong tâm từ và lòng kính thành của hàng tỷ người trên hành tinh này, ngài là bậc vỹ nhân cao quý nhất của nhân loại, sinh ra trong thân phận con người, có một cuộc sống bình thường như bao người bình thường đương thời khác, nhưng ngài đã trở nên phi thường, thành tựu được sự giải thoát tâm linh tối thượng.

Xuyên qua những nỗ lực và tinh tấn cá nhân, gương hạnh cao quý của ngài, trí tuệ và lòng từ mẫn của ngài luôn là niềm cảm hứng, động viên, khích lệ cho tất cả.
Đức vị tha hòa ái, sự thánh thiện, bao dung, một đời sống phạm hạnh, gương mẫu cùng sự giải thoát vĩnh hằng trước những ràng buộc sinh tử của kiếp người, đơn giản những điều ấy đã khiến nhân loại tôn xưng và kính ngưỡng ngài như một bậc thầy siêu việt.
Như một hình thức bày tỏ lòng tôn kính sâu sắc đối với đức Phật, trong khả năng giới hạn của mình, chúng tôi xin giới thiệu một vài trích đoạn tóm tắt, tái hiện một phần nào trong sự tu hành và lời dạy để tìm đến sự giải thoát của đức Phật trong bộ phim "Con đường giác ngộ" của chùa Hoằng Pháp thực hiện.
Dù đã cố gắng hết sức mình, chúng tôi hiểu rằng: Tự thân của bài viết này sẽ không phải là tác phẩm hoàn hảo, vì thế rất mong nhận được sự cảm thông từ phía người đọc. Nguyện cầu giáo pháp giải thoát của đức Thế Tôn mãi lan tỏa khắp cõi đời, mở ra con đường giác ngộ tối thượng cho Nhân - Thiên, để thế gian luôn được sống trong chan hòa, an vui và hạnh phúc.
Con đường giác ngộ - Đi tìm chân lý giải thoát
Đức Phật tu khổ hạnh sáu năm mà không thấy kết quả như ý muốn, ngài nói: Đã sáu năm ép xác khổ hạnh mà chưa khai ngộ được chân lý giải thoát, chắc chắn là có điều gì chưa đúng.
Ngài nghĩ đến câu nói: Nếu dây đàn căng quá thì nó sẽ đứt, còn nếu trùng quá thì không phát ra âm thanh trong trẻo. Vì vậy, nên để dây đàn ở khoảng giữa.
Ngài bắt đầu suy nghĩ rằng: Thân ta cũng giống như dây đàn, vậy là ta không nên ép xác khổ hạnh và cũng không nên quá lợi dưỡng, phải giữ ở khoảng giữa, giữ cho thân xác phải đủ khỏe để tu đạo, phải theo con đường Trung Đạo để tu hành.
Ngài quyết định chọn gốc cây Bồ Đề có sinh khí tốt tươi, rất yên tĩnh và cũng gần một ngôi làng để dễ dàng cho việc khất thực. Ngài đã từ bỏ hoàng cung để đi tìm đạo, sau khi đi tìm đạo ở nhiều nơi nhưng chưa nơi nào được thỏa mãn chân lý giải thoát, nên ngài quyết định tự đi tìm chân lý giải thoát. Ngài đã quyết định trở lại thiền định như những ngày còn ở trong hoàng cung.
Khi đức Phật ngồi thiền tại gốc cây Bồ Đề, Nhờ tinh tấn thiền định mà ngài dần dần chứng được những Thánh Quả cao hơn. Thấy vậy, Ma Vương bắt đầu xuống phá ngài bằng nhiều cách:
- Quấy nhiễu tâm thanh tịnh (đức Phật vẫn ngồi yên bất động).
- Dùng các mỹ nữ xinh đẹp (đó là dục, là nguyên nhân sinh ra khổ đau, phải tận diệt).
- Tiền bạc, quyền lực (của cải và quyền lực, cũng là nguyên nhân sinh ra khổ, cần phải tận diệt).
Khi thiền định đức Phật thấy được có năm loại ngũ ấm ma làm xoáy nhiễu trong tâm mỗi chúng ta, đó chính là: "Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức". Phải luôn ý thức rõ về chúng, vì chúng có thể biến chúng ta thành một bậc Thánh nhân hay trở thành ma quỷ.
- Khi nguyên nhân này không còn thì hậu quả này cũng không còn
- Với sự chấm dứt của nhân này thì quả này cũng chấm dứt
- Với sự chấm dứt của Vô minh thì Hành chấm dứt
- Với sự chấm dứt của Hành thì Thức chấm dứt
- Với sự chấm dứt của Thức thì Danh, Sắc chấm dứt
- Với sự chấm dứt của Danh, Sắc thì Lục căn chấm dứt
- Với sự chấm dứt của Lục căn thì Xúc chấm dứt
- Với sự chấm dứt của Xúc thì Thọ chấm dứt
- Với sự chấm dứt của Thọ thì Ái chấm dứt
- Với sự chấm dứt của Ái thì Thủ chấm dứt
- Với sự chấm dứt của Thủ thì Hữu chấm dứt
- Với sự chấm dứt của Hữu thì Sinh chấm dứt
- Với sự chấm dứt của sinh, bệnh, tử, sầu não, ta thán, đau khổ, bồn phiền và thất vọng chấm dứt thì như thế toàn thể khối đau khổ sẽ chấm dứt
Đức Phật thiền định 49 ngày dưới gốc cây Bồ Đề và đã chứng được chân lý giải thoát hoàn toàn, có trí tuệ siêu phàm vượt ra khỏi vũ trụ, ngài trở thành một đấng giác ngộ, là một đấng toàn giác, là thầy của cõi Trời - Người.
Khi đã thành tựu đạo quả viên mãn, ngài nói: Xuyên qua nhiều kiếp sống trong vòng luân hồi, lặp đi lặp lại đời sống thì quả thật là phiền muộn. Nay, ta đã tìm ra anh thợ xây căn nhà vô minh, nó đã được tạo nên bằng những thứ vật liệu ô nhiễm của ái dục là Tham - Sân - Si - Ngả mạn - Mê vọng. Cái gì ta tạo ra, ắt ta có thể tiêu diệt, đây là chân lý giải thoát Sinh - Lão - Bệnh - Tử. Ta đã phá tan đêm tối vô minh, là nguyên nhân của khổ ải.
Khi đó Phạm Thiên mới cầu xin đức Thế Tôn rằng: Bạch đức giác ngộ, cầu xin đức Phật truyền dạy giáo pháp, cầu xin đức Phật truyền bá giáo pháp.
Đức Phật trả lời: "Này hỡi Phạm Thiên! Ta cũng đang suy nghĩ điều này, giáo pháp mà ta vừa chứng ngộ, người tham ái chìm đắm trong đêm tối, bị đám mây mù tham ái bao phủ sẽ không thấy được giáo pháp, bởi vì giáo pháp đi ngược với dòng tham ái. Giáo pháp sâu kín, thâm diệu, khó nhận thức và tế nhị".
Phạm Thiên thưa với Phật rằng: Có những chúng sinh bị ít nhiều "cát bụi" dính trong mắt, nếu không nghe được giáo pháp thì sẽ phải trầm luân sa đọa, nhưng cũng có người chứng ngộ chân lý. Cầu xin đấng giác ngộ truyền bá chính pháp, cầu xin đấng toàn giác, cung thỉnh đức Thế Tôn truyền bá chính pháp.
Sau lời cầu xin của Phạm Thiên, đức Thế Tôn bắt đầu đi giáo hóa chúng sinh. Ngài đã đến gặp năm anh em ông Kiều Trần Như đầu tiên để nó về chân lý giải thoát, một chân lý nhiệm màu mà ngài vừa chứng ngộ, làm sao để thoát khỏi Sinh - Lão - Bệnh - Tử.
Ngài nói với năm anh em họ rằng ngài không hề xa hoa, không hề ngừng cố gắng và không hề quay lại đời sống lợi dưỡng. Bởi vì, ngay từ khi còn sống trong hoàng cung ngài đã cắt ái, suốt sáu năm trường cùng năm anh em họ tu khổ hạnh ép xác, nhờ tinh tấn tu tập mà ngài đã vượt lên và đi đến chứng ngộ. Ngài khuyên năm anh em họ đừng nên lầm nghĩ mà để mất đi cơ hội chứng ngộ giống như ngài.
Ngài chỉ ra rằng: Xưa nay tất cả chúng ta đã sai lầm, đã mang đến cho đời người vốn đã khổ, nay lại càng khổ thêm, đó chính là sự ép xác khổ hạnh. Ngài và họ đã từ bỏ sự lợi dưỡng, vì sự lợi dưỡng sẽ nảy sinh dục vọng, còn sự ép xác khổ hạnh sẽ làm cho thân thể đau đớn, chết mòn và theo đó thì trí tuệ cũng không được minh mẫn. Trên con đường đạo hạnh cần tránh cả hai thế cực đó vì nó không ích lợi cho việc tu đạo, không xứng với phẩm hạnh của bậc Thánh Nhân nên ngài đã chọn con đường Trung Đạo. Ngài khuyên họ nên theo ngài tu tập và từ bỏ khổ hạnh, cũng giống như họ đã từng từ bỏ sự lợi dưỡng, hãy theo con đường Trung Đạo mà tu tập.
Con đường Trung Đạo có tám nhánh, người tu sĩ phải luôn sống trong Bát Chính Đạo
- Chính kiến: Nghĩa là hiểu biết phải chân chính
- Chính tư duy: Nghĩa là suy nghĩ phải thuần trơn
- Chính ngữ: Nghĩa là lời nói phải hiền hòa, phải đúng chân lý
- Chính nghiệp: Nghĩa là hành động, ý nghĩ và lời nói không gây đau khổ, tránh thiệt hại cho người khác
- Chính mạng: Nghĩa là sống bằng việc làm, nghề nghiệp phải chân chính, không tổn hại mình và tổn hại người
- Chính tinh tấn: Nghĩa là phải siêng năng, phải theo lẽ phải
- Chính niệm: Nghĩa là phải nhớ nghĩ chân lý
- Chính định: Nghĩa là phải giữ tâm linh vắng lặng theo chính đạo
Ngài nói tất cả các khổ đau đâu phải tự nhiên hay ngẫu nhiên mà có, hay là do Thượng Đế đã an bài. Nguyên nhân của khổ đau chính là việc con người đã chất chứa, thu thập những tham ái, chấp ngã rồi phát sinh phiền não Tham - Sân - Si.
Tất cả những thứ ấy gọi là vô minh, muốn độ được vô minh để thoát khổ thì con người phải quyết tâm tận diệt sạch phiền não Tham - Sân - Si. Đó là phương pháp giác ngộ và giải thoát.
Với thực tại cuộc đời, đức Thế Tôn khai thị cho năm anh em họ biết: "Khổ - Tập - Diệt - Đạo".
- Khổ: Vì tính hay bức bách, nên cần phải biết
- Tập: Vì tính thường dễ chiêu cảm, nên cần phải trừ
- Diệt: Vì tính có thể chứng, nên cần chứng đắc
- Đạo: Vì tính có thể tu, nên cần tu tập
Ngài khuyên năm anh em họ hãy nên tích cực trong việc tu hành, noi gương của ngài để biết rõ đó là Khổ (ngài đã biết rồi), đó là Tập (ngài đã trừ xong), đó là Diệt (ngài đã chứng được), đó là Đạo (ngài đã thực hành).
Trong thực tại thì Khổ - Tập - Diệt - Đạo là bốn chân lý chắc thực nhiệm màu, vì thế mà được gọi là Tứ Diệu Đế, chỉ có Thánh trí mới thấu rõ được nên còn được gọi là Tứ Thánh Đế.
Sau khi nghe đức Phật nói về chân lý giải thoát thì năm anh em Kiều Trần Như quyết định xin theo Thế Tôn để học đạo. Tiếp theo, họ hỏi đức Phật nên xưng hô với ngài như thế nào cho phải? Đức Phật trả lời: Xưng hô thế nào thì cũng chỉ là hình tướng, là pháp đối đãi mà thôi, các pháp đều là giả tạo, ta chỉ mượn nó làm phương tiện để tổ chức tu hành, các người hãy gọi ta bằng tất cả những gì mà các người thấy ở ta, bằng sự chính Kiến và chính Tư Duy. Nếu tin ta mà không hiểu gì về ta, là các người đang phỉ báng ta.
Các pháp do duyên mà sinh, cũng do duyên mà diệt, tránh ác làm thiện là việc làm tốt cho con người và xã hội.
Trong mỗi chúng sinh đều có lòng từ, do đó con vật dù ác đến đâu cũng có thể giao cảm được với lòng từ bi của con người, nếu không có tâm ác sát hại con vật đó thì nó sẽ không cần tự vệ, hãy đến với tất cả chúng sinh bằng lòng từ bi và hòa giải.
Nóng giận sẽ làm hòa khí tiêu tan và nãy sinh chiến tranh, lửa đổ thêm dầu thì lửa sẽ cháy bạo tàn hơn. Hãy xóa tan ngọn lửa vô minh là Tham - Sân - Si được dập tắt trong lòng con người thì ngọn lửa quang minh, trí tuệ trong mỗi con người sẽ được thắp lên, ngọn lửa sẽ soi rọi, xóa tan những lầm lỗi, vô minh và con người mới thực sự được giải thoát. Chỉ có con người bằng trí tuệ chân thành mới tự giải thoát cho chính mình, chứ không do một vị thần nào cả.
Ngã: Là một ảo tưởng, thân con người do ngũ uẩn hợp thành, những người không biết thì cho đó là thân của ta, đây chính là ngã. Vì chấp ngã nên mới sinh ra phân biệt ta và người, đây là mầm mống của sự đau khổ.
Năm chất độc tăm tối như tham, dục, giận dữ, ảo tưởng và lòng ghen ghét cứ thế nảy sinh ra những chuỗi ác nghiệp vô cùng tận, người này hận thù người kia, nước này giao chiến với nước nọ, an lạc hòa bình không có ở trần gian. Con người biết sống vô ngã, vị tha, xã hội như thế sẽ lợi lạc biết bao.
Những người quy y Phật phải có lòng từ bi, tâm từ là thứ tình thương có thể đem đến sự an vui cho người khác. Tâm bi là thứ tình thương có thể làm vơi bớt những khổ đau của người, từ bi là tình thương không có điều kiện, không bắt buộc và không có sự đòi hỏi bất cứ sự đền đáp nào, người có tâm từ bi thì cuộc đời sẽ có an lạc, hạnh phúc và tươi vui.
Con người khi sinh ra không những bị Sinh - Lão - Bệnh - Tử chi phối, con người còn phải chịu biết bao điều khổ khác do mình tạo ra, vì nhận thức sai lầm nên hành động và lời nói có thể tạo ra đau khổ cho mình và cho những người xung quanh, những khổ đau vì giận dữ, hờn oán, nghi kỵ và bất mãn đều do ta thiếu sáng suốt mà sinh ra, chính vì vậy mà con người không thể thoát khỏi những khổ đau đó bằng cách cầu cứu một vị thần linh nào cả. Hãy quán chiếu tâm của mình và hoàn cảnh đưa đến những khổ đau đó, một khi hiểu được bản chất thật sự của khổ đau thì mới thoát ra được niềm đau khổ ấy.
Khi Cấp Cô Độc đang nằm ngủ thì nhớ lại khi gặp những người ngoài quán nước nói chuyện với nhau là khi gặp Phật và được nghe giảng pháp thì thấy rất an lạc, trong lòng của vị Cấp Cô Độc rất muốn gặp Phật ngay lúc này, nhưng bấy giờ đang là nửa đêm.
Cấp Cô Độc quyết định đi tìm Phật trong đêm nhưng đang đi dọc đường thì gặp rắn, thấy nguy hiểm nên định quay về thì bỗng nhiên có một tiếng nhắc nhở từ tâm thức rằng: Hàng trăm thất rượu hay trăm ngàn ngựa giỏi, hàng trăm cỗ xe, cả trăm ngàn mỹ nữ, tay đeo đầy vàng ròng, tất cả những thứ đấy không bằng một phần nhỏ, một bước đi, hãy tiến tới, hãy mạnh dạn tiến đi tới, tiếp tục đi sẽ có lợi hơn là trở về.
Cấp Cô Độc tiếp tục đi và đã gặp được Phật và hỏi rằng ngài có thấy an vui không?
Đức Phật trả lời rằng lúc nào cũng được an vui vì bên trong một vị A La Hán thì mọi thứ lửa đều được dập tắt, không còn tham đắm dục vọng, hoàn toàn mát mẻ, cắt đứt và chế ngự mọi trói buộc khổ đau và phiền não. Một vị A La Hán luôn luôn được thanh tịnh và vắng lặng vì tâm đã thành tựu, thanh tịnh và an lạc.
Mọi người dân cúng chư tăng hay đức Phật thì tạo được nhiều phước báu, nhưng kiến thiết tu viện giúp cho tỳ kheo có chỗ tu hành càng được nhiều phước báu hơn, càng nhiều phước báu hơn xây cất tu viện là quy y Tam Bảo, càng nhiều phước bau hơn quy y Tam Bảo là nghiêm trì năm giới, càng nhiều phước báu hơn nghiêm trì năm giới là hành thiện một lúc về tâm từ, và cuối cùng hơn tất cả các phước báu là phát triển là phát triển sự chứng ngộ.
Trong tịnh tu ba nghiệp Thân - Khẩu - Ý. Theo như đức Phật dạy thì Ý mới là căn bản, phải bỏ cho được những ý nghiệp vì tâm Ý phát sinh điều khiển Thân và Khẩu, tâm Ý sáng suốt thấy được các pháp một cách sáng suốt trí tuệ. Đức Phật đã nói Ý dẫn đầu các pháp, Ý là chủ tạo tác, nếu nói hay hành động với tâm niệm bất tịnh thì khổ não liền theo sau như xe theo dọc kéo. Ý dẫn đầu các pháp, Ý là chủ tạo tác, nếu nói hay hành động với tâm niệm thanh tịnh thì an lạc sẽ theo sau như bóng chẳng dời hình.
Ở đời, con người vì ái dục, mê vọng và ngã chấp mà hiếp đáp lẫn nhau, chia ra giai cấp này u tối, giai cấp kia hạ đẳng. Thật sự, con người sinh ra đều cùng dòng máu đỏ và nước mắt mặn. Ai sinh ra mà có sẵn dấu tika ở chán? Thân - Khẩu - Ý của con người tạo nghiệp xấu để cuộc sống giống như ở trong ngôi nhà lửa, những thống khổ trong đời là do chính mình tạo ra, cứ vì khư khư giữ lấy dục vọng của mình, chỉ cần tháo bỏ dục vọng và vật chất thì chúng ta mới có thể có được sự giải thoát và bình an.
Chúng ta cần tạo dựng một cuộc sống bình đẳng giữa người với người để cõi đời được an lạc, làm thềm thang tiến lên xây lên cảnh giới niết bàn tịch tịnh, vĩnh viễn được thường lạc ngã tịnh. Thế Tôn xin đền đáp công ơn của phụ Vương qua nhiều ước vọng như thế.
Thế Tôn khi gặp lại công chú Da Du Đà La, ngài nói rằng từ khi rời khỏi cung điện, rời khỏi công chúa Da Du Đà La và La Hầu La, đó không phải là ngài không yêu họ và xin công chúa hãy thông cảm. Tình yêu của Thế Tôn đối với công chúa và La Hầu La, đối với đức vua hoàng tộc và quốc gia trong cái tình yêu rộng lớn bao chùm của muôn loài.
Ngài khuyên công chúa đừng chấp nhặt riêng tư những hạnh phúc chớm nở chớm tàn của nhân gian, vì sau đó là kèm theo sự đau khổ luân hồi hết kiếp này sang kiếp khác, đã biết khổ thì phải đi tìm cách giải khổ, cái cần là chính đạo vĩnh viễn bất biến.
Sự khác biệt của thân phận tôn quý và đê tiện đều do những người cao ngạo mà sáng tạo ra, người không phải sinh ra mà tôn quý hay do sinh ra mà đê tiện, hành vi mà tạo ra tôn quý và hành vi mà tạo ra đê tiện. Biết lỗi của mình mà không thay đổi hành vi thì chính là tâm cao ngạo và tâm cao ngạo chính là căn nguyên làm nảy sinh ra sự sinh biệt, hơn nữa là tâm cao ngạo cũng đã dạy dỗ và làm phiền não chính mình. Nếu biết vứt bỏ tâm cao ngạo đi thì phiền não sẽ được loại trừ.
Phật nói rằng đây không phải là pháp do ngài nói, mà là vạn vật đều nói, đó là pháp vi diệu.
Khi sinh ra một con người là sinh ra một nỗi khổ, kiếp người trầm luôn khổ ải vì được, mất, thắng, thua. Tham - Sân - Si giày xéo thể xác và tâm hồn, biết rằng món nợ lớn nhất của con người chính là tình cảm khó dứt nhưng chúng ta hãy dũng mãnh vượt qua, khi đã hiểu được chân lý giải thoát thì mới ung dung tự tại, tài sản lớn nhất của con người là trí tuệ chân thật.
Nếu mọi người yêu quý con cái của mình thì cũng chỉ được vài chục năm, nên hãy để con cái chọn con đường rộng lớn để đi, con đường không còn luân hồi, không còn tái diễn Sinh - Lão - Bệnh - Tử, được an trú trong chính đạo là niềm hạnh phúc lớn nhất của con người.
Nên để con người sống trong chính pháp càng sớm càng tốt, để đến khi những tạp nhiễm của đời thường quá sâu dày thì việc tu đạo càng khó nên mọi người hãy hoan hỷ ủng hộ cho La Hầu La trên con đường Phật pháp.
Con quỷ của những dục vọng thế tục luôn luôn tìm cách đánh lừa tâm thức chúng sinh, nếu để con rắn độc trong phòng thì sẽ không thể nào ngủ yên, nếu chưa đuổi được con rắn độc đó ra ngoài thì hãy cắt bỏ những mối dây dàng buộc của thèm khát thế tục và dứt bỏ những mối dây đó như là đã đuổi con rắn độc đó ra khỏi phòng. Mỗi người hãy bảo vệ thật cẩn thận tâm thức của chính mình.
Nếu thấy các pháp có tướng là chấp vào tướng có, nếu thấy các pháp không tướng là chấp vào tướng không, nếu chấp vào phi tướng, cho là chẳng phải tướng, cho là không tướng thì vẫn còn chấp tướng. Giống như chiếc bè qua sông đến bờ thì phải bỏ bè, như vậy pháp còn phải bỏ, huống gì là phi pháp.
Đức Phật thường dạy rằng: Đối với những loại người hung dữ, hãy làm ngơ như không có chuyện gì xảy ra. Thầy Xá Lợi Phất nói với La Hầu La không nên vì nóng giận mà mất đi sự thanh tịnh, những người tạo ác nghiệp chẳng lành, trong tương lai họ sẽ chịu quả báo về hành vi của mình, con nên đem lòng từ bi thương xót chúng sinh và cố gắng làm nhiều việc công đức để hồi hướng cho họ thì may ra mới cứu được họ ra khỏi Sân - Si.
Những vị cư sĩ tại gia đã phát nguyện sẽ thành Phật trong tương lai phải giữ ngũ giới: Không sát sinh, không trộm cướp, không tà dâm, không, không nói dối và không uống rượu.
Nào ta cùng đi đến Himalaya lạnh giá, miền nam dãy núi đức Thích Ca ra đời, đức Phật đã giáng thế giữa nơi dương trần cứu độ chúng sinh. Nhân loại ơi, có hay chăng, nhân loại ơi, có hay chăng? Một vị giác ngộ đã ra đời, người là một đấng đại từ đại bi, người là ánh sáng chói chang trên cuộc đời. Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
KẾT NỐI TRI THỨC